Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Ngày thứ ba của Khóa MVTT 2013 - Giáo phận Hưng Hóa

Lớp học được tiếp tục với sự có mặt đông đủ. 45 học viên với khuôn mặt tươi sáng đồng thanh ca vang các bài hát truyền thống của mình.
Mở đầu buổi học, Cha Giuse Vũ Hữu Hiền tóm tắt lại những nét chính yếu của nội dung buổi học ngày thứ 2, trong đó nhấn mạnh kỹ năng viết tin nóng và tin mềm. Ngài đã cùng cả lớp chung sửa một trong những tin viết có chất lượng tốt: Đó là bài của Thầy Hương - một bài viết có thể trở thành bài mẫu cho các học viên nghiên cứu, học tập.
Tiếp đó, Cha Giảng viên đã truyền đạt các nội dung cơ bản như phương pháp tạo trang tin cho Giáo xứ, Giáo hạt; nội dung cần phản ánh trong các chuyên mục, kỹ thuật chèn hình ảnh vào trang tin, trang viết...Mặc dù trình độ các học viên còn hạn chjees và không đồng đều (nhất là kỹ năng thực hiện công nghệ thông tin) nhưng ai nấy đều hết sức cố gắng, người nọ giúp đỡ người kia để hoàn thành công việc.
Ngày thứ 3 của Khóa học đã thu được những kết quả tốt đẹp./.

Nụ cười thư giãn

Góc hài hước

Cái gối


Một sếp đã luống tuổi, nhưng để hô hào, động viên phong trào học Anh văn của cơ quan đang dâng lên rầm rộ, ông liền bảo cô văn thư ra hiệu sách mua về cho mình hẳn 2 bộ Từ điển dày cộp, 1 bày trên giá sách phòng làm việc, 1 đem về nhà để tiện "nghiên cứu" lúc... rảnh rỗi.
          Thấy chồng rút từ cặp ra một gói bọc giấy báo vuông vức và đặt ngay ở đầu giường ngủ, bà vợ (mới từ quê ra) hỏi:
-         Mình mang gói gì về mà có vẻ nặng thế?
          - A`, đấy là cái gối đầu giường của tôi ấy mà - ông chồng đáp vẻ quan trọng.
Chiều hôm sau, đi làm về, thấy cái gói đã biến đi đâu mất, thay vào đó là một chiếc gối bông mới tinh, chồng bực bội hỏi:
-         Cuốn Từ điển Anh - Việt của tôi bà để đâu rồi?
Bà vợ vừa nhai trầu bỏm bẻm vừa vui vẻ trả lời:
-         Cái quyển sách cứng như mo cau ấy à? Làm gối có mà đau đầu chết! Tôi đã bán nó cho bà mua giấy vụn rồi, đủ tiền để sắm cả 2 cái gối bông kia đấy! Ông thử xem có êm không nào!
                                             Khuyên

Vừa bước vào phòng, thấy chồng đang cắm cúi trên trang giấy, vợ hỏi:
- Nghe nói hình như hồi nàyanh đang tập viết báo phải không?
Chồng hứng khởi:
- Đúng vậy! Thì ra bấy lâu nay chính anh cũng chưa lường được khả năng viết lách của mình. Không ngờ vừa rồi, hơn một chục bài gửi đi thì được đăng tới 7,8. Cứ đà này chẳng mấy chốc mà được kết nạp vào Hội nhà báo đấy. Em đọc thử bài anh mới viết đây này.
- Thôi đi ông ạ. Báo với chí mà làm gì. Không khéo mang vạ vào thân!
- Ai bảo em vậy?
- Thì sếp của em chứ ai. Ổng nói, ổng chúa ghét bọn nhà văn, nhà báo, không thể "dây" được với họ. Anh mà làm nhà báo, ổng biết, ổng ghét anh thì cái chức thư ký giám đốc của em cũng ...đi tong luôn!
Chồng:!!!
                  
                                                                     Nguyễn Công Hoan

                                                                                 (Thư viện tỉnh Phú Thọ)

Đường Trần Phú - T.p Việt Trì - Phú Thọ
ĐT: (0210843350; 0912181469)



Cháy

1. Khách: Này em, sao cơm nhà hàng ta có mùi khê khê thế?
     Nhân viên (tươi cười): Ôi ông anh! Đó là mùi vị đặc biệt của Khu du lịch Bãi Cháy đấy ạ!

2. A: Ấn tượng sâu sắc nhất của cậu về chuyến du lịch Bãi Cháy này là gì vậy?
    B: Cháy túi!
    A: !...

3. Chàng (gọi điện từ nước ngoài về cho người yêu): Em à, có nhớ anh không?
    Nàng (nũng nịu kiểu giọng quảng cáo dầu gội đầu X.): Ai thèm nhớ anh!...Mà anh hứa gửi chiếc áo lông chồn gì gì đó vào dịp Tết sao giờ vẫn...
    Chàng: Nhớ, nhớ rồi! Ôi em, anh nhớ em đến cháy cả người lên đây! Em...
    Nàng (vội vã cắt ngang): Ấy chết! Anh, anh bỏ ngay ví ra ngoài đi! Tiền đô là dễ bén lửa lắm đấy!
    Chàng:!...

Thật thà
Trên bờ đê làng, chàng và nàng đang ngồi tâm sự. Chớm đông. Trời se se lạnh. Chỉ tay ra cánh đồng rau, màu đang lên xanh mướt, chàng trai say sưa giảng giải cho người yêu các khâu kỹ thuật chăm sóc cây vụ đông theo cuốn sách mà chàng mới mượn được ở Thư viện xã. Cô gái khẽ khàng nắm lấy khuỷu tay chàng:
- Anh...Trời lạnh quá!
Chàng trai vụt reo to:
- Thật may quá phải không em! Thời tiết thế này chắc chắn làng ta năm nay được mùa khoai tây rồi!
Nàng:...
Đọc làm gì
Trước cửa thư viện, hai nữ sinh lớp 12 tâm sự với nhau:
Nữ sinh A: Này, cậu đã đọc "Thép đã tôi thế đấy" của Nhicôlai Ốtxtơrốpxki chưa? Nghe bọn nó nói đó là tác phẩm nổi tiếng lắm!
Nữ sinh B: Trời ơi! Cậu ấm đầu à? Cánh ta đang luyện thi vào Khối xã hội chứ có phải Khối tự nhiên đâu mà rồi hơi đọc những tài liệu về cơ khí ấy cơ chứ!
Nữ sinh A:!...
                                                                               Nguyễn Công Hoan
                                                                            (Thư viện  tỉnh Phú Thọ)

Đường Trần Phú - T.p Việt Trì - Phú Thọ

Khóa học truyền thjoong Giáo phận Hưng Hóa 2013

Khóa mục vụ tuyền thông năm 2013 của Giáo phận Hưng Hóa đã khai giảng vào ngỳ 04/11/2013 tại Trung tâm mục vụ Hà Thạch (TTMVHT). Hiện diện trong ngày hai mạc có lih mục Trưởng Ban Truyền tnoong - cũng là Trưởng Ban tổ chức, 45 học viên (07 linh mục, 01 phó tế, 27 chủng sinh, 02 nữ tu và 8 giáo dân cùng với Ban Giảng huấn gồm linh mục Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, 01 chuyên viên CNTT, 01 chuyên gia họa nhiếp ảnhđồ. Ngay từ chiều hoomh trước, các học viên đã tới TTMVHT nhận phòng.Vào lúc 9 giờ, mọi người đã có mặt tại phòng học tham dự nghio thức khai mạc. Sau phần giới thiệu Ban Giảng huấn và các học viên

Thiếu nhi Thánh thể Nỗ lực

Tin hoạt động Giáo xứ
Lễ thành lập tổ chức "Thiếu nhi thánh thể"

            Tối 27/8/2009, tại Nhà thờ Giáo xứ Nỗ Lực( xã Thuỵ Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, thuộc Giáo phận Hưng Hoá) đã cử hành Thánh lễ ra mắt tổ chức đoàn thể "Thiếu nhi thánh thể" của Giáo họ do Cha Giu se quản xứ Nguyễn Viết Hiệp đồng thời là Cha linh hướng chủ tế. Tham dự thánh lễ có  Ban hành giáo, Hội đoàn các giáo họ, các bậc phụ huynh và đông đảo giáo dân trong Xứ. Trên 330 em thuộc lứa tuổi thiếu nhi tình nguyện gia nhập tổ chức "Thiếu nhi thánh thể" đã sốt sắng hiệp dâng thánh lễ cùng cộng đồng.
            Trong bài giảng, Cha chủ tế đã nêu lên ý nghĩa cao đẹp của hoạt động "Thiếu nhi thánh thể". Đó là sự tập hợp lứa tuổi măng non vào một tổ chức nhằm giáo dục các em có tinh thần, đạo đức ki tô giáo và đạo đức xã hội, hướng tới Chân, Thiện, Mỹ và tránh xa các tệ nạn xã hội. Hoạt động của Tổ chức này sẽ là một trong những nhân tố tích cực cộng tác với gia đình, hội đoàn, nhà trường, chính quyền và các đoàn thể xã hội trong việc quản lý, giáo dục, hướng dẫn các em trên con đường phấn đấu trở thành những công dân guơng mẫu, nối tiếp truyền thống tốt đẹp của cha ông.
            Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã công bố Danh sách các thành viên của các Ban: Huynh trưởng, Trợ uý, Hướng dẫn…Cha chủ tế đã làm phép và trao khăn, cờ của tổ chức "Thiếu nhi thánh thể" cho các thành viên trong niềm hân hoan và tin tưởng của toàn thể bà con giáo dân tham dự thánh lễ.
            Phát biểu cảm tạ, em Đội trưởng thay mặt các bạn đã nói lên những lời tâm huyết:" Chúng con là những búp măng non tự hào, hạnh phúc được sinh ra và lớn lên trong Đại gia đình Giáo hội và đất nước Việt Nam ,  luôn đựoc chở che, cưu mang dưới hàng tre rợp bóng mát lành - đó là tình cảm, là tấm lòng bao dung, nhân hậu của các quý cha, quý dì, ông, bà, cha mẹ, thầy cô giáo và cộng đồng để đoàn măng non nhỏ bé chúng con luôn mọc thẳng và lớn lên không ngừng; lánh xa được những cạm bẫy tệ nạn xã hội đang rình rập khắp nơi mà lứa tuổi còn non nớt của chúng con rất dễ mắc phải.Chúng con luôn tâm niệm rằng: quý Cha, quý Đoàn thể, gia đình và cộng đồng luôn dành cho chúng con những gì tốt đẹp nhất để chúng con có ngày vui hôm nay với Thánh lễ thật sốt sắng, trang nghiêm và long trọng cũng như tương lai của đoàn chúng con sau này. Chúng con  xin hứa sẽ cố gắng làm tròn bổ phận của mình để xứng đáng với tình thương mà quý Cha và Cộng đồng đã dành cho chúng con và đặt niềm tin yêu ở chúng con".
            Ngày Lễ ra mắt của Tổ chức Thiếu nhi Thanh thể là niềm hân hoan vô bờ đối với lớp măng non Giáo xứ Nỗ Lực đang trong những ngày hoạt động sôi nổi hướng tới Đại hội giới trẻ khu vực miền Bắc sẽ diễn ra trên quê hương Phú Thọ - Đất Tổ Vua Hùng(tháng 11/2009) và kỷ niệm 400 năm đón nhận Tin Mừng và 330 năm thành lập Giáo xứ vào năm 2010.

                                                                                      Nguyễn Công Hoan
Đ/c: Thư viện tỉnh Phú Thọ - Đường Trần Phú - TpViệt Trì - Phú Thọ




Người công giáo với người nghèo

 NGƯỜI KI TÔ HỮU VỚI NGƯỜI NGHÈO KHÓ – SUY NGHĨ TỪ GIỚI RĂN CHÚA

          Cuộc sống ấm no, hạnh phúc có lẽ là mơ ước của tất cả mọi người sống trên trái đất này. Với các nhà lãnh đạo, mang lại sự ấm no cho người dân của đất nước  cũng chính là một trong những mục đích hàng đầu, mục đích cao cả, trách nhiệm lớn lao trong sự nghiệp của mình.
          Tuy nhiên, trong cuộc sống, phạm trù giàu – nghèo luôn song song tồn tại. Sự ấm no, đầy đủ về vật chất, tinh thần là mục đích vươn tới nhưng không phải ai ai cũng đạt được. Nạn nghèo đói là một thực trạng xã hội không thể phủ nhận, ngay cả ở những nước có nền kinh tế phát triển nhất. Cái nghèo đến với ai đó có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có lẽ chủ yếu là khách quan đem lại như hậu quả chiến tranh, thiên tai địch họa, tật bệnh bẩm sinh, rủi ro, tai nạn. Sự phấn đấu, cố gắng vượt qua đói nghèo trong nhiều trường hợp hầu như là bất khả kháng mà phải dựa vào sự giúp đỡ của nhà nước và cộng đồng xã hội. Sự giúp đỡ, quan tâm đến người nghèo thể hiện chính sách ưu việt của một thể chế chính trị cũng như  đạo lý ứng xử của con người đối với con người.
          Là người Kitô hữu, noi gương thánh đức của Đấng Kitô con Thiên Chúa và thực hiện giới răn Chúa, chúng ta hãy cùng nhau dành đôi chút thời gian chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời Đức Giêsu, những lời nói và hành vi của Người đối với những số phận nghèo hèn trong cuộc hành trình cứu độ.
          Trước hết, Đức Giêsu là người đã chọn cho mình một cuộc sống bình dân, thậm chí thiếu thốn trong xã hội của đất nước Do Thái thời đó. Cha làm thợ mộc, mẹ làm nội trợ, vá may - một gia đình lao động thuần túy, không giàu có, không địa vị chính trị. Người ra đời trong hang đá, máng cỏ Be lem, đêm đông lạnh giá giữa những mục đồng nghèo khó và hơi ấm của đàn bò cừu nơi đồng hoang vì gia đình không đủ tiền thuê quán trọ trong làng. Lớn lên trong nhà Narazet, Người cùng cha mẹ mình làm mọi công việc có thể làm để góp phần vào việc xây dựng kinh tế, mưu sinh cho cuộc sống. Như vậy ngay từ đầu, Chúa đã tự nguyện gia nhập làm thành viên của xã hội những người lao động bình thường nhất, sng đồng cảm với hoàn cảnh của họ và chắc chắn trong số họ không thiếu gì người nghèo khó mà Chúa giúp đỡ, chia sẻ. Khi thực hiện sứ mạng cứu độ, Người đã chọn các môn đệ cũng với một tiêu chí đầu tiên là người lao động, ít có điều kiện học hành, không có vị thế chính trị, tiêu biểu là Thánh Phêrô - vị tông đồ đã được Chúa chọn giữ vị trí đứng đầu Giáo hội sau này. Trên thực tế, cuộc hành trình của Thầy trò Đức Giêsu trong cuộc rao giảng Tin Mừng từ điểm xuất phát cho đến khi hoàn thành công việc cứu độ là sự đồng hành cùng những người bình thường, những số phận nghèo đói, bệnh tật, lầm than khổ cực, thiếu thốn tình thương, thậm chí những con người đang sa ngã trong vòng tội lỗi. Thật vậy, Kinh Thánh đã liệt kê vô vàn các trường hợp Chúa chữa lành bệnh tật: cho người điếc được nghe, người mù được thấy, người bại liệt đứng dậy đi được, người chết sống lại...Họ đều là những người nghèo khổ, không nơi nương tựa, không đồng tiền giắt lưng, bị xã hội , nhất là giới thượng lưu giàu có khinh rẻ, miệt thị, xua đuổi. Người làm vậy đồng thời cũng giáo huấn các tông đồ phải làm theo, phải thực thi khi Người rời thế gian chính là để thực hiện giới răn của Chúa dạy, đó là phải yêu thương mọi người, yêu thương đồng loại như chính bản thân mình. Câu chuyện “Điều răn đứng hàng đầu” mà Thánh sử Maccô thuật lại đã cho chúng ta thấu hiểu điều đó. Chuyện rằng: Khi ấy có một người trong nhóm kinh sư đã hỏi Chúa Giêsu:” Trong mọi điều răn, điều răn nào đứng hàng đầu?”. Chúa trả lời:” Điều răn đứng hàng đầu là: Nghe đây, hỡi It-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Người phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu thương người thân cận như chính bản thân mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó” (Mc 29-31). Như vậy, Đức Giêsu đã tóm lược và khẳng định mối quan hệ máu thịt, quan hệ mật thiết, phương thức ứng xử giữa Con người với Thiên Chúa và Con người với Con người: Hành động tôn kính Thiên Chúa phải song hành với yêu thương đồng loại. Đó là một cặp phạm trù không thể tách rời nhau trong cuộc sống Đạo của người Ki tô hữu; thiếu một trong hai nội dung đó nghĩa là chúng ta chưa thực hiện trọn vẹn giới răn Chúa. Tuy nhiên, để biến nhận thức giới răn thành hành động thực tế đâu phải là chuyện dễ dàng. Thói thường, người theo đạo thực hiện điều răn thứ nhất có vẻ dễ hơn bởi chỉ cần thờ kính Chúa sốt sắng bằng việc đọc kinh cầu nguyện hàng ngày, giữ mình trong sạch, hiếu kính cha mẹ, không ham mê các tật xấu...Còn điều răn thứ hai xem ra khó khăn hơn nhiều. Của cải thế gian: nhà cửa, tiền bạc, danh vọng, vợ con gia đình... luôn gắn chặt với đời sống con người khiến ta phải đắn đo, cân nhắc,suy đi, nghĩ lại, dụt dè... khi sử dụng nó vào việc chia sẻ khó khăn của người khác, nhất là với người nghèo. Điều này đã đã được thánh Maccô thuật lại trong câu chuyện về cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu và “Người giàu có”. Với sự thành tâm, tôn kính Ngài, anh ta ngỏ lời xin Chúa cho mình biết “phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”. Sau khi biết anh ta là người đã tuân giữ nghiêm túc những điều thuộc nội dung giới răn thứ nhất, Người bảo:” Anh chỉ thiếu có một điều: hãy đi bán những gì anh có và cho người nghèo, và anh sẽ có được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi”. Nghe lời đó, anh sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh có nhiều của cải” (Mc 17-22). Rõ ràng là việc hy sinh quyền lợi vật chất, tiền bạc, của cải  bản thân để sử dụng vào mục đích giúp đỡ người khác thật khó biết bao! Đấy là chưa kể đến vì lòng tham lam của cải mà một số người thiếu lương tâm còn dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, những hành động dã man, vô liêm sỉ, vô đạo đức để chiếm đoạt của cải, tiền bạc, quyền lợi hưởng thụ chính đáng của người nghèo cho vào túi riêng của mình như xã hội từng biết, từng lên án mạnh mẽ.
          Tiếp câu chuyện về “Người giàu có”, Chúa Giêsu còn nhấn mạnh thêm khi nói với các môn đệ đi cùng :”...Các con ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa”.Tuy nhiên, khi thấy các môn đệ sửng sốt nói với nhau:”Thế thì ai có thể được cứu?”, Người nhìn thẳng vào các ông và nói:” Đối với loài người thì không thể được, nhưng với Thiên Chúa thì không phải thế, vì mọi sự đều có thể được với Thiên Chúa” (Mc 24-27). Như vậy, điều huấn dụ của Chúa qua cách so sánh về hình ảnh “người giàu vào Nước Trời cũng khó như con lạc đà chui qua lỗ kim” trong trường hợp này là để nhấn mạnh một điều: con người không bắt buộc phải từ bỏ mục đích làm giàu của mình một cách chính đáng nhưng phải biết sử dụng của cải đó sao cho hợp với giới răn thứ hai của Chúa “thương người như thể thương thân”, dám chia sẻ sự sung túc của bản thân cho những người thiếu thốn, đói nghèo. Làm được như vậy chính là ta đã thu lại được một “kho lẫm của cải” không chỉ là Nước Trời sau này mà ngay khi ở dương thế, con người cũng luôn được sở hữu một gia tài tinh thần vô giá: đó là tình yêu thương, nhân ái, nhân văn của đồng loại. Bởi vì, nếu chẳng may ta phải rơi vào số phận nghèo khó, liệu ta có mong mỏi sự giúp đỡ, cưu mang của mọi người xung quanh hay không? Hẳn là có. Kinh Thánh chẳng đã từng dạy rằng: Mình hãy làm những điều mình mong muốn cho người khác và không làm những điều mình không mong muốn đối với họ đó sao!
          Nghe, đọc lời Chúa, chiêm ngắm cuộc đời và sự nghiệp cứu độ của Người, mỗi người Kitô hữu chúng ta càng thấm thía sâu hơn tình thương yêu của Thiên Chúa với nhân loại nói chung và những số phận nghèo đói nói riêng. Đức tin vào Thiên Chúa là điều đương nhiên, nhưng thực hiện sống theo Đức tin, sống Đạo giữa đời thường, biết vui buồn, chia sẻ tinh thần, vật chất với mọi người xung quanh, nhất là với người nghèo khó là điều cần phải làm với tinh thần nhiệt tâm, sốt sắng, vì như Chúa đã dạy: giúp đỡ người khó nghèo chính là giúp Chúa và thắt chặt sợi dây tình yêu với Người.
          Dân tộc Việt Nam ta vốn có tinh thần đoàn kết, gắn bó, giàu lòng nhân ái, bao dung thể hiện qua truyền thống “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”...Chính vì vậy mà từ xưa đến nay, trải qua các cuộc thăng trầm của lịch sử, chúng ta vẫn trụ vững và đi lên. Mỗi khi ở đâu có thiên tai, lụt lội, ở đâu có những con người gặp số phận rủi ro, bệnh tật...chỉ cần có thông tin và lời mời gọi của những cơ quan, tổ chức nhân đạo, từ thiện, tổ chức xã hội là nhân dân cả nước đều hướng về với sự đồng cảm và sự giúp đỡ, ủng hộ nhiệt thành. Hầu như tổ chức xã hội nào hiện nay cũng đều thành lập “Quỹ vì người nghèo” để góp phần chia sẻ với những địa phương, cá nhân gặp khó khăn. Ngày 17/10 vưa qua, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức lễ phát động “Tháng cao điểm vì người nghèo năm 2012” (từ 17/10 đế 18/11) với sự tham gia của đại biểu nhiều cơ quan TW và Hà Nội. Theo các Báo cáo, mặc dù mấy năm qua, công tác xóa đói, giảm nghèo đã được chú trọng, triển khai đồng bộ với sự tham gia tích cực của các cấp Đảng, Chính quyền từ TW tới Địa phương, các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước, song tỷ lệ hộ đói nghèo của nước ta vẫn còn cao, đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng dân tộc ít người, rất cần sự quan tâm hơn nữa của các ngành, các cấp, các thành phần trong cả nước. Là những người công giáo kính chúa, yêu nước, yêu hòa bình và đồng loại, chúng ta hãy hăng hái, nhiệt tâm với phong trào này với tinh thần thực hiện lời Chúa : Hãy yêu người như mình ta vậy./.

                                                                              Nguyễn Công Hoan


Người công giáo kính Tổ tiên

http://ubdkcgvn.org.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1043
Người Công giáo: Kính nhớ Tổ Tiên trong những ngày Tết
08.02.2011 16:50
Người Công giáo Việt Nam, trong khi hòa mình vào những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vẫn luôn cố gắng đem những Giá trị của Tin Mừng thấm vào văn hóa ấy. Người dân Việt Nam nói riêng và các nước Viễn đông nói chung, luôn có truyền thống hiếu thảo với các bậc sinh thành dưỡng dục và những người làm ơn trong cuộc đời mình. Người Việt Nam rất trọng lễ giáo,coi trọng sự bền vững gia đình với những tôn ti trật tự, với cung cách ứng xử theo mỗi bậc người. Đó là một nét đẹp. Đó là một điều thật đáng trân trọng và khích lệ.

Lòng thảo hiếu đã trở nên như một Đạo mà ai cũng phải giữ, đó là Đạo hiếu. Đạo Hiếu chính là đạo của lòng biết ơn. Biết ơn trời đất, biết ơn tổ tiên ông bà cha mẹ. Ơn đức cha mẹ như trời biển “Công cha như núi thái sơn,nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Đạo Hiếu chính là sợi chỉ vàng nối kết mọi người, mọi sinh hoạt gia đình, làm nên bản sắc văn hoá người Việt.
Trong những ngày tết cổ truyền, người Việt Nam thường có câu: “Mùng Một tết Cha, mùng Hai tết Mẹ, mùng Ba tết Thầy”. Người Công giáo, trong khi mừng những ngày Tết nguyên đán Âm lịch, cũng dành để: Ngày mùng 01: Cầu bình an cho Năm mới, ngày mùng 02: Kính nhớ Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, ngày mùng 03: Thánh hóa công việc làm ăn. Điều này nói lên những giá trị mà mỗi người Công giáo phải trân trọng bởi loan báo Tin mừng của Thiên Chúa chính là làm sáng lên những nét tinh tuý tiềm tàng trong mỗi nền văn hoá. Tin mừng và văn hóa giao thoa và hoà điệu với nhau. Tin mừng làm sáng lên những giá trị sáng ngời có sẵn trong môi trường văn hoá Việt nam, mang đến cho các giá trị văn hoá ấy chiều kích siêu việt, chiều kích cứu độ.
Ngày đầu tiên của năm mới, mọi người quy tụ bên nhau, trong mái ấm gia đình và những liên hệ ruột thịt, để cùng tạ ơn về một năm cũ đã qua, đồng thời nguyện xin cho một năm mới bình an, thăng tiến về mọi phương diện tốt đẹp trong cuộc sống thường nhật cũng như đời sống đạo đức, tin yêu.
Ngày mùng hai Tết, người Công giáo dành để tưởng nhớ, biết ơn và cầu nguyện cho các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ còn sống cũng như đã được Chúa gọi về. Có nhiều nơi, các giáo xứ tổ chức tặng quà chúc thọ các cụ ông, cụ bà trong Thánh Lễ Mùng Hai Tết, điều này thật ý nghĩa, có giá trị giáo dục con cháu sống hiếu thảo. Thánh Lễ cũng được cử hành nơi Nghĩa Trang Giáo Xứ ngày Mùng Hai Tết. Người sống, kẻ chết gặp nhau trong yêu thương, tưởng nhớ trong mầu nhiệm hiệp thông của Giáo Hội
Ngày mùng Ba tết, người Công giáo Việt Nam được mời gọi để cầu nguyện và xin Thiên Chúa thánh hóa những công việc làm ăn trong suốt một năm mới. Dâng lên Thiên Chúa tất cả những công việc làm ăn với những thành công, thất bại trong một năm đã qua, và cầu mong một năm mới với những công việc làm ăn được thành công trọn vẹn và thu hái được kết quả tốt đẹp.
Phụng vụ Giáo hội dành ngày Mồng Hai Tết để cầu cho tổ tiên. Hằng ngày trong mọi thánh lễ, Giáo hội đều có lời cầu nguyện cho ông bà tổ tiên. Sách Huấn Ca viết: “Chúng ta hãy ca tụng những vĩ nhân và các tổ phụ chúng ta qua các thời đại. Có những người nhân hậu mà việc thiện của họ không bao giờ bị lãng quên. Dòng dõi họ được hưởng hạnh phúc, và họ sẽ có con cháu nối dòng, miêu duệ họ trung thành với lời giao ước và con cái họ nhờ họ cũng được trung thành. Miêu duệ họ sẽ tồn tại đến muôn đời, và vinh quang của họ không bao giờ bị lu mờ. Thân xác họ được chôn cất bình an, tên tuổi họ sẽ sống đời này qua đời nọ. Sự khôn ngoan của họ cộng đoàn truyền tụng, và công hội thuật lại lời ngợi khen họ” (Hc  44, 1. 10-15).
Thật vậy, truyền thống hiếu nghĩa với các bậc tổ tiên, các đấng sinh thành đã trở nên nét đẹp trong văn hóa ngày tết của người Công giáo Việt Nam. Ngày tết là dịp để chúng ta về đoàn tụ bên các đấng sinh thành để xin lỗi, để cầu chúc các đấng an khang trường thọ. Ngày tết là dịp để con cái nhìn nhận tình thương của cha mẹ là tình thương không thể thiếu cho con bước đi trong cuộc đời. Nhờ ơn cha, nhờ nghĩa mẹ mà con cái mới đứng vững trước những sóng gió cuộc đời.
Cốt lõi của Hiếu bắt đầu bằng: tôn kính cha mẹ lúc còn sống, thờ phượng cha mẹ lúc qua đời. Biết ơn cha mẹ phải được nói lên bằng đạo hạnh, bằng thờ cúng tổ tiên. Đó là nhiệm vụ thiêng liêng,là phẩm chất tối cao của con người.
Việc hiếu lễ từ ngàn xưa đã in sâu vào tâm linh mỗi người.Tôn kính tổ tiên là một cách tỏ ân nghĩa đối với các vị tiên nhân,ông bà cha mẹ. Lúc ông bà cha mẹ còn sống,con cháu phải kính mến, phụng dưỡng các ngài thì lòng phải vui, vâng lời chiều ý các ngài, ăn ở sao cho các ngài hài lòng. Khi các ngài qua đời, lo an táng tử tế, con cháu thờ kính, giỗ chạp hàng năm. Người Việt luôn coi trọng việc kính thờ tổ tiên, trọng kính cha mẹ, thương yêu anh, chị, em. Người Việt vốn hiền hoà, tình cảm, lại chung sống cộng đồng với nhau, suốt đời quanh quẩn bên luỹ tre làng; cho nên dù sống, dù chết, họ vẫn gần gũi bên nhau, ấm áp tình người. Việc thờ cúng tổ tiên là mạch nước ngầm trong mát vẫn mãi nuôi sống và nối kết những tâm hồn Việt Nam giàu tình trọng nghĩa.
Giáo Hội luôn cho con cái hiểu rằng việc hiếu thảo có giá trị rất cao và là một trong những điều Chúa dạy. Trong 10 điều răn của chính Thiên Chúa truyền cho con người phải tuân giữ, điều răn thứ bốn dạy thảo kính cha mẹ được đặt ngay sau ba điều răn về Thiên Chúa bởi Kinh Thánh đã chỉ rõ “thảo kính cha mẹ là thảo kính Chúa,tôn kính cha mẹ là tôn kính Chúa”. Dân tộc Việt Nam luôn còn giữ được truyền thống thảo hiếu và giáo dân Việt Nam còn biết lắng nghe lời Chúa và thực hành lời Chúa. Do đó, nghĩa vụ, bổn phận đối với các bậc sinh thành, tổ tiên luôn được trân trọng giữ gìn.
Về vấn đề Tôn kính Tổ Tiên đối với người Công giáo tại Việt Nam, Giáo Hội cũng đã có những chỉ dẫn thật cụ thể. Qua các hội nghị tại Đà Lạt năm 1965, tại Nha Trang 1974, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã ra giáo huấn xác định 6 điểm quan trọng sau đây:
1.Bàn thờ gia tiên để kính nhớ ông bà tổ tiên được đặt dưới Bàn Thờ Chúa trong gia đình miễn là trên bàn thờ không bày biện gì mê tín dị đoan như hồn bạch.
2.Việc đốt hương nhang đèn nến trên bàn thờ gia tiên và bái lạy trước bàn thờ gia tiên là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính được phép làm.
3.Ngày giỗ được cúng giỗ trong gia đình theo phong tục địa phương, miễn là loại bỏ mê tín dị đoan.
4.Trong hôn lễ, dâu rể được làm lễ tổ, lễ gia tiên trước bàn thờ vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn hiếu kính trình diện với ông bà.
5.Trong tang lễ được vái lạy, đốt nến xông hương trước thi hài người quá cố để tỏ lòng tôn kính người đã khuất.
6.Được tham dự nghi lễ tôn kính vị Thần Hoàng để tỏ lòng cung kính biết ơn những vị có công với dân tộc, ân nhân của dân làng.
Trong văn hóa những ngày Tết cổ truyền dân tộc, ngày Mùng Hai Tết, Giáo Hội mời gọi con cái mình kính nhớ tổ tiên ông bà cha mẹ. Giáo Hội mời gọi con cái mình sống Đạo Hiếu. Chính từ cha mẹ tổ tiên ông bà mà người Việt Nam có thể và đi xa hơn, lên cao hơn tới chốn trời cao siêu nhiên huyền bí của cõi linh thiêng của thần thánh. Từ đó tìm đến với Đấng là nguồn gốc mọi gia tộc trên tời dưới đất. Đạo Ông Bà, Đạo Hiếu không những chẳng đối nghịch, chẳng cản trở đối với Đạo Thiên Chúa mà còn là một điểm tựa, một bước khởi đầu thuận lợi, một lối đi dễ dàng và gần gũi nhất có thể đưa con người đi vào Đạo Thiên Chúa.
Tình yêu và lòng yêu mến biết ơn đối với ông bà cha mẹ càng làm cho người tín hữu hướng về Thiên Chúa là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất. Hãy biết thảo kính Cha mẹ, hiếu nghĩa với các bậc Tổ Tiên. Đó vừa là nét đẹp của truyền thống đạo hiếu, vừa là mệnh lệnh mà Thiên Chúa, qua giới răn thứ Bốn truyền cho con người phải tuân giữ.
Để kết thúc, xin trích dẫn lời giáo huấn của Thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Eepheso để nói lên những bổn phận hiếu nghĩa với Tổ Tiên, ông bà cha mẹ mà người Công giáo phải tuân giữ: “Hỡi những kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ trong Chúa: đó là lẽ phải. Hãy thảo kính cha mẹ ngươi, đó là giới răn thứ nhất kèm theo lời hứa rằng "để ngươi được phần phúc và sống lâu dài trên địa cầu".
Còn phần anh em là những kẻ làm cha mẹ, anh em chớ khá làm cho con cái anh em tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng theo lời dạy bảo và khuyên răn của Chúa. Bằng mọi lời cầu xin và khẩn nguyện, anh em hãy nguyện cầu mọi lúc trong Thánh Thần. Hãy tỉnh thức ân cần lo việc đó và cũng hãy cầu nguyện cho tất cả các thánh. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha, và nguyện xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ơn bình an và lòng mến cùng với lòng tin” (Ep 6, 1-4. 18. 23)./.



Thành Tâm


Văn nghệ trẻ em tàn tật tại Giáo xứ Nỗ lực

CHUNG VUI, CHIA SẺ CÙNG TRẺ EM KHUYẾT TẬT

          Chào mừng 57 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2-9, được sự nhất trí của lãnh đạo địa phương và Linh mục quản xứ, vừa qua, tại Giáo xứ Nỗ Lực (xã Thụy Vân, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), Trung tâm dạy nghề nhân đạo tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam (thuộc Trung ương Hội chữ thập đỏ VN) đã phối hợp với Hội đồng giáo xứ tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ nhằm chia sẻ, xoa dịu những đau thương, mất mát của những thanh thiếu nhi khuyết tật do bệnh tật và hậu quả của chất độc màu da cam gây ra. Buổi gặp mặt giao lưu được diễn ra ngay sau Thánh lễ buổi tối chủ nhật (2/9/2012) với sự tham gia của các đại biểu lãnh đạo địa phương, cha quản xứ và đông đảo cộng đoàn giáo dân trong giáo xứ. Chương trình biểu diễn văn nghệ tuy giản dị nhưng hết sức đầm ấm chứa đựng sự cảm thông sâu sắc của người diễn và người xem kèm theo sự cảm phục trước những nỗ lực vượt bậc của các em để vượt lên số phận, hòa nhập chung với cuộc sống cộng đồng. Các bài hát, tiểu phẩm tập trung ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, công cha nghĩa mẹ, ơn thầy, ca ngợi Mẹ Maria, Thánh Giuse và những tấm gương hy sinh cao cả của các thánh nam nữ trong đời sống đức tin và phục vụ những người đau yếu, tàn tật, thiệt thòi. Các “diễn viên” lên sân khấu phần lớn là các em tần tật nặng như em Ngọc Ánh quê xã Kim Đức – Thành phố Việt Trì, Phú Thọ vừa hỏng mắt lại bị liệt cả hai chân phải ngồi trên xe đẩy, Văn Sơn hỏng cả hai mắt nhưng vừa biết sử dụng đàn oocgan vừa hát rất hay. Vở ca cảnh cải lương “Nơi ấy tình thương và nước mắt” (tiết mục tự biên) do Minh Tuấn và Xuân Lan biểu diễn đã gây xúc động khiến nhiều người xem không cầm được nước mắt...Cảm thông và chia sẻ, Cha xứ cùng cộng đoàn giáo dân tham dự đã dành cho các em những tình cảm sâu nặng và những món quà đầy ý nghĩa. Đây cũng là một trong những hoạt động nhân đạo của Giáo xứ, Giáo họ được tổ chức thường xuyên hàng năm vào những dịp lễ lớn của đất nước cũng như của Giáo hội và luôn đón nhận sự hưởng ứng, giúp đỡ của mọi người theo tinh thần truyền thống “lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân” cũng như thực hiện lời Chúa răn dạy mỗi Kitô hữu: Hãy “Thương người như mình ta vậy”.

                                                             Bài , ảnh: Nguyễn Công Hoan (CTV)
         




Lời cảm ơn của Phụ huynh các cháu xưng tội lần đầu

Lời cảm ơn của các bậc phụ huynh trong ngày lễ con em được xưng tội, rước lễ lần đầu
(Thứ 6 ngày 10/12/2010)

Vinh danh Thiên Chúa !
Trọng kính Cha Quản Xứ, Cha khách
Kính thưa các quý gì, quý thầy, quý cụ ông, cụ bà và toàn thể cộng đồng dân Chúa!

Hoà với không khí tưng bừng, phấn khởi đón nhận hồng ân Thiên Chúa của Giáo hội hoàn vũ nói chung, Giáo hội Việt Nam nói riêng trong dịp kết thúc Năm Thánh 2010, đặc biệt, với Giáo xứ nhà, chỉ ít hôm nữa thôi, cộng đồng Giáo xứ sẽ hân hoan Mừng lễ khánh thành Nhà mục vụ , Bế mạc Năm Thánh 410 năm đón nhận Tin Mừng; chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh; hôm nay tại Thánh đường Đức Mẹ Mân Côi Nỗ Lực, Cha Xứ đã long trọng ban phép Giải tội, dâng Thánh Lễ và  cho 102 cháu đủ điều kiện rước Mình Thánh Chúa lần đầu tiên trong đời. Đây thực sự là một bước ngoặt lớn, ghi dấu ấn thiêng liêng trong tâm hồn của các cháu trên đường đồng hành với Chúa Kitô và Hội thánh. Là ông bà, cha mẹ - các bậc phụ huynh của các cháu - chúng con thật vô cùng xúc động, tự hào, phấn khởi  vì thế hệ cháu con đã noi gương ông cha trong đời sống Đức tin. Lời đầu tiên, thay mặt các bậc phụ huynh, con xin bày tỏ tấm lòng cảm tạ, tri ân sâu sắc đối với sự quan tâm dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của Cha xứ, các thầy, các gì, các thầy cô giáo lý viên trong thời gian qua để ngày hôm nay các cháu được vinh dự xưng tội, rước lễ lần đầu.

Trọng kính Cha Quản Xứ, Cha khách!
Kính thưa các quý gì, quý thầy, quý cụ ông, cụ bà và toàn thể cộng đồng dân Chúa!

Như sách “Bổn dạy những lẽ cần cho được rỗi linh hồn” đã chỉ rõ: Phép Giải tội là một trong 7 phép trọng hơn Đức Chúa Giê su đã lập. Nếu như phép Rửa tội là phép làm cho con người được” khỏi tội tổ tông truyền mà nên con cái Đức Chúa Trời, cùng nên con cái Hội thánh” thì phép Giải tội và phép Mình thánh Chúa là những phép trọng nhằm cứu giúp, trợ lực cho con người thoát khỏi tội lỗi, làm lành với Thiên Chúa và đồng loại. Trong Thánh lễ hôm nay, quý Cha và cộng đồng đã cùng hiệp thông cầu nguyện cho hiện tại và tương lai của các cháu. Tuy nhiên, con cháu chúng con hiện thời còn ở tuổi thơ ngây, chưa thể có những nhận thức sâu xa về nội dung, ý nghĩa cao trọng của các phép Bí tích. Mặt khác, một số mặt trái của xã hội ngày nay không khỏi có những tác động không lành mạnh đến tâm hồn các cháu. Chính vì lẽ đó,  chúng con xin quýCha, quý Thầy, quý gì, các thầy cô giáo lý viên và cộng đồng trong thời gian tới tiếp tục dành thời gian, công sức dạy dỗ, bảo ban các cháu nhiều hơn về giáo lý; nâng đỡ, động viên các cháu về mặt tinh thần để các cháu ngày càng thăng tiến trên con đường đạo đức, xứng đáng là những bông hoa đẹp trong vườn hoa đẹp đầy hương sắc của Đức Ki tô và Mẹ Maria. Phần chúng con, chúng con cũng xin hứa trước Cha và cộng đồng sẽ làm hết sức mình chu toàn bổn phận và trách nhiệm làm, ông bà, cha mẹ, cộng tác chặt chẽ với mọi người trong việc chăm lo, nuôi dưỡng, giáo dục con em mình cả về việc đạo, việc đời.
Nguyện xin Thiên Chúa toàn năng và Mẹ Maria, Thánh cả Giuse và các Thánh trên trời ban hồng ân tràn đầy trên con cái chúng con và trả công bội hậu cho quý Cha, quý Thầy, quý gì, quý Thầy cô giáo lý viên và cộng đồng đã quan tâm, dìu dắt con cái chúng con có được ngày vui trọng đại này.
Một lần nữa, thay mặt các bậc phụ huynh, con xin được cảm tạ và kính chúc sức khoẻ quý Cha, quý Thầy, quý gì, các thầy cô giáo lý viên và toàn thể cộng đồng.

Xin trân trọng cảm ơn./.

Khánh thành Nhà thờ xóm Mon - Xứ Tiên Kiên

LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ XÓM MON, XỨ TIÊN KIÊN, GIÁO PHẬN HƯNG HÓA

          Ngày 24/2/2011, Thánh lễ đồng tế tạ ơn và cung hiến Thánh đường đã diễn ra trọng thể dưới sự chủ tế của Đức Cha An tôn Vũ Huy Chương và gần 30 linh mục trong Giáo phận Hưng Hóa. Hàng trăm giáo dân thuộc giáo xứ Tiên Kiên và các giáo xứ, giáo họ bạn đã tới hiệp thông Thánh lễ. Dự và chia vui với bà con Giáo họ xóm Mon còn có các đại biểu đại diện Chính quyền, Mặt trận tổ quốc, cơ quan, đoàn thể của tỉnh Phú Thọ, huyện Lâm thao, xã Tiên Kiên…
          Nhà thờ xóm Mon được được Đức Giám mục Giáo phận đặt viên đá móng đầu tiên. Sau 1 năm 17 tháng 12 ngày thi công, bằng nố lực vượt bậc của một giáo họ chỉ có 470 nhân danh, do Linh mục quản xứ Giu se Nguyễn Trọng Dưỡng chủ trì, ngôi Thánh đường đã hoàn thành với trị giá gần 1,6 tỷ đồng, chưa kể hàng trăm công lao động tự nguyện của bà con giáo dân trong họ, trong xứ.
          Trong bài giảng, đức Cha An tôn đã ghi nhận và biểu dương những cố gắng vượt bậc của Ban hành giáo và bà con giáo dân sở tại, cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền, các nhà hảo tâm đã dành cho Giáo họ xóm Mon suốt thời gian từ khi khởi công đến ngày khánh thành Thánh đường. Chia sẻ với cộng đoàn giáo dân qua bài Phúc âm kể về việc Đức Giê su xua đuổi những kẻ buôn bán, chợ búa trong Đền thờ Giêrusalem thuở xưa, Ngài  khuyên nhủ mỗi người Ki tô hữu ngoài việc tận tâm xây Thánh đường phụng thờ Thiên Chúa còn phải xây đắp Thánh đường ngay trong lòng mình bằng việc siêng năng cầu nguyện và sống sao cho tốt đời, đẹp đạo, nhất là phải có tình thương yêu, bác ái với đồng loại vì tình yêu thương chính là Đền thờ vĩnh hằng mà Thiên Chúa muốn ở mỗi người chúng ta. Ngài còn lấy một số ví dụ hết sức sinh động, gần gũi với đời thường để giải thích và minh họa cho vấn đề này. Ngài cũng nhắc nhở cộng đoàn một điều mang ý nghĩa sâu xa: Nhà thờ xóm Mon cũng như một số nhà thờ khác của Phú Thọ có vinh dự nằm trên mảnh đất cội nguồn, nơi có kinh đô và lăng tẩm của Tổ Tiên là các Vua Hùng dựng nước thì mỗi giáo dân càng phải giữ gìn và phát huy cao hơn nữa tinh thần người có đạo và truyền thống dân tộc Việt Nam ta.
          Trong Thánh lễ, các nghi thức cung hiến thánh đường như: cắt băng khánh thành, rảy nước thánh, xức dầu bàn thờ, thắp nến quanh tường nhà thờ… đã được cử hành long trọng và sốt sắng trong niềm hân hoan của toàn thể cộng đoàn và quý khách tham dự./.

                                                                                    Nguyễn Công Hoan
Đ/c: Giám đốc Thư viện tỉnh Phú Thọ
Đường Trần Phú - T.p Việt Trì – Phú Thọ
ĐT: (0210)3843350; 0912181469
Ảnh 1: Nhà thờ xóm Mon trong Lễ khánh thành, tạ ơn, cung hiến.

Ảnh 2: Đức Giám mục An tô và các Linh mục Giáo phận chụp ảnh lưu niệm sau Thánh lễ.

Mùa xuân Đất Tổ

Mùa xuân về với cội nguồn.

                                                                                          Nguyễn Công Hoan

          Năm nào cũng vậy, cứ sau Tết Nguyên Đán, bạn bè cùng khoá học cấp III chúng tôi, dù công tác ở đâu, đều hẹn nhau ngày về dâng hương kính viếng Tổ Tiên và tham quan Khu di tích lịch sử văn hoá Đền Hùng.
 Phải gần tháng nữa mới đến ngày chính Hội (10/3 Âm lịch) nhưng trên các nẻo đường dẫn vào Khu di tích đã nườm nượp người và xe cộ. Trên đoạn đường đi bộ từ bãi đỗ xe vào khu vực Đền, chúng tôi thấy ai ai cũng háo hức, nói cười vui vẻ. Không chỉ nam thanh nữ tú mà rất nhiều cụ ông, cụ bà cao niên – các bậc “xưa nay hiếm – vẫn rảo bước nhanh nhẹn như lúc tuổi còn đang xuân. Thật vậy, từ bao đời nay, trong tâm thức của ngươì dân đất Việt, dù ở quê hương hay xa Tổ quốc, cứ vào dịp đầu Xuân lại hướng về quê Cha, đất Tổ với niềm thương nhớ, tự hào.

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Câu ca dao quen thuộc đó như lời nhắn nhủ thân thương với ai đã sinh ra từ bọc trăm trứng, nặng nghĩa đồng bào, nhắc mọi người, mọi thế hệ nhớ tới cội nguồn thuở trước. Thi sĩ Tản Đà đã viết một câu đối rất hay được trưng bày tại Đền Hùng, gói trọn ý nghĩa về một khối đoàn kết giống nòi xuyên suốt từ quá khứ, hiện tại đến tương lai:
 “Có tổ có tôn, có tôn có tổ, tôn tổ tổ tôn, tôn tổ cũ
Còn non còn nước, còn nước còn non, nước non non nước , nước non nhà ‘’
          Mặc dù xuân nào cũng hành hương về Đất Tổ, song mỗi lần đến đây, lòng tôi vẫn dội lên một niềm xao xuyến, bâng khuâng khi được đắm mình trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ ảo với đền đài ẩn hiện  giũa rừng cây nguyên sinh ẩm mùi thời gian, những dải mây trắng như chiếc khăn lụa mềm mại, tinh khiết vắt ngang đỉnh núi. Tâm hồn tôi mơ màng trong mùi hương trầm và tưởng nghe đâu đó văng vẳng tiếng chày giã gạo của các cô gái vùng đất Châu Phong ở xóm núi Thậm Thình mà nhà thơ đương đại Nguyễn Bùi Vợi đã từng mô tả :
Trăm cô gái tựa tiên sa
Múa chầy đôi với chầy ba rập rình
Đêm đêm tiếng thậm, tiếng thình
Cối gạo đầy cả nghĩa tình nước non
Và xa xa vọng lại là âm thanh những làn  điệu dân ca Xoan, Ghẹo đang ngân lên dập dìu, đằm thắm, mượt mà giữa sáng Xuân cuả một vùng quê đầy huyền thoại. Truyền thuyết kể rằng : Một lần, vợ Vua sinh con, trong lúc chuyển dạ đau đớn, có một người hầu mách với nhà Vua nên đón một người con gái đẹp tên là Quế Hoa về múa hát bên giường thì may chăng  mới sinh dễ dàng được. Vua y lời, sai người đi đón. Quế Hoa ở trong một làng tre xanh gần thành Phong Châu vâng theo lời triệu đến chầu vợ Vua, đứng bên giường múa hát. Nàng đẹp lắm: môi đỏ, mắt đen, tóc dài, da trắng, giọng hát trong vắt khi trầm khi bổng như chim ca, suối chảy, tay uốn chân đưa, người mềm như tơ, chân dẻo như bún, ai cũng phải mê. Vợ Vua Hùng mải xem múa hát không thấy đau nữa liền sinh được ba người con trai khôi ngô, tuấn tú. Vua hết sức vui mừng và khen ngợi Quế Hoa, liền truyền cho các mị nương học lấy các điệu múa hát ấy. Vì lúc nàng Quế Hoa hát chầu vợ vua là mùa xuân nên các mị nương gọi hát ấy là hát Xuân (hay hát Xoan). Làn điệu dân ca ấy truyền từ đời nọ đến đời kia và hôm nay đã chính thức được UNESCO công nhận và vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp.
          Theo từng bậc đá bóng màu thời gian, chúng tôi bước lên Đền Hạ. Những cây hoa đại cổ thụ – loài cây tượng trưng cho sự thanh khiết, bao dung của cửa Phật - toả bóng rợp kín cả một khoảng sân rộng cùng với cây vạn tuế đứng trước Đền như một nhân chứng lịch sử uy nghi và sinh động biết nhường nào. Tục truyền chính tại nơi đây, Mẹ Âu Cơ sau khi mang thai ba năm đã sinh ra một bọc trăm trứng, sau nở ra 100 người con trai khôi ngô tuấn tú. Sau đó, Cha Lạc Long Quân đem 50 người con xuôi về phía biển mở mang bờ cõi ; Mẹ Âu Cơ đem 49 người con lên rừng làm nương, trồng lúa, dệt vải, chỉ để lại người con cả coi sóc giang sơn - đó là Vua Hùng thứ nhất. ‘’ Huyền thoại Mẹ Âu Cơ ‘’ – câu chuyện đầy tính nhân văn ấy đã được tái dựng lại trong Chương trình khai mạc ‘’Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam ’’ do Tỉnh Phú Thọ tổ chức tại Đền Mẫu Âu Cơ  (huyện Hạ Hoà) đã mang niềm xúc động sâu sắc đến với hàng triệu người chúng ta.
Lên Đền Trung – ngôi Đền tuy nhỏ bé, khiêm tốn ẩn mình dưới những tán cây đại thụ sừng sững, uy nghiêm – song chính đây lại là ‘’ Đại bản doanh’’ thời mở nước, là nơi Vua tôi thường tụ họp, luận bàn việc trị quốc, an dân. Đứng đây, trong tiếng gió rì rào của ngàn cây lá như vọng về lời kể của cha ông về Hội nghị Diên Hồng, Hội nghị Bình Than (thời Trần) và lời thơ bất hủ  của thi hào Nguyễn Trãi trong ‘’Bài cáo bình Ngô ‘’ sau mười năm trường kỳ kháng chiến chống giặc Minh : ‘’...Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào ‘’. Đoàn kết, chung sức chung lòng từ người đứng đầu đất nước đến người dân, người lính, đó chính là bài học quý báu để dành chiến thắng trong bất kỳ hoàn cảnh nào đã được cha ông chúng ta để lại từ bao đời nay mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã đúc kết thành chân lý ‘’ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công’’.       
            Tới đỉnh Nghĩa Lĩnh, thắp nén hương thơm tại Điện Kính Thiên – nơi các Vua Hùng lập đàn thờ cúng tế Trời Đất, cầu mong cho nước thịnh, dân an – lòng ta lại bồi hồi xao xuyến nghĩ về thuở lập nghiệp của Tổ tiên. Chính nơi này đây, vó ngựa nhà Vua đã dừng lại sau bao ngày tìm kiếm một vùng đất để xây dựng kinh đô đầu tiên của đất Việt. Truyền thuyết kể rằng: ‘’Vua Hùng đi nhiều nơi để chọn đất đóng đô mà chưa vừa ý. Một ngày kia, Người đi tới một vùng, trước mặt có ba sông tụ hội, hai bên có Tản Viên, Tam Đảo chầu về,  đồi núi gần xa,  đồng ruộng tươi tốt, dân cư đông vui. Lại giữa vùng đồi, một ngọn núi vượt cao hẳn lên như đầu một con rồng, còn những dãy kia như khúc rồng uốn lượn. Vua cả mừng thấy núi non kỳ tú, đất rộng, sông sâu, cây cỏ tuơi tốt, có thế hiểm để giữ, có thế để mở, có chỗ cho muôn dân tụ hội, liền chọn nơi này làm đất đóng đô. Đó là Kinh đô Văn Lang thời mở nuớc’’. Bài học về ‘’chọn đất đóng đô ’’ của vị vua đầu tiên ấy đã được vận dụng khá nhiều trong lịch sử dân tộc sau này mà điển hình nhất là việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010 của Lý Công Uẩn – vị vua anh minh mở đầu triều Lý - mà  năm 2010 chúng ta đã long trọng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Lần bước xuống vài chục bậc đá, chúng ta thành kính thắp nén hương trầm trước ngôi Mộ Tổ, tượng trưng cho anh linh của 18 đời vua Hùng dựng nước, lòng  rưng rưng nhớ lại những lời dạy của cha ông từ ngàn xưa ‘’Uống nước nhớ nguồn’’,’’Ăn quả nhớ người trồng cây’’, ‘’Cây có cội, nước có nguồn”, “ Công Cha như núi Thái sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”…
Những bậc đá nối tiếp đưa ta xuống với Đền Giếng. Ẩn chứa trong ngôi đền rêu phong cổ kính này là những thiên tình sử đẹp đẽ và thơ mộng của hai nàng công chúa kiều diễm của vua Hùng thứ 18: Tiên Dung và Ngọc Hoa. Ngọc Hoa công chúa đã kén Sơn Tinh – Thần núi Tản Viên làm chồng sau cuộc đọ sức đua tài với Thuỷ Tinh, cuộc so tài trên một đấu trường có một không hai trong sử sách. Đúng là mối tình của “anh hùng sánh với thuyền quyên”. Còn công chúa Tiên Dung, nàng lại không hề so đo thân phận với người mình yêu. Chàng chọn Chử Đồng Tử, một chàng trai làm nghề chài lưới ven sông Hồng tuy nghèo khó nhưng có một trái tim nhân hậu và lòng hiếu kính với cha mẹ tuyệt vời. Họ đã đến với nhau bằng tiếng gọi của trái tim mà không hề mặc cảm hay đắn đo do dự. Một thiên tình sử cũng thật là hiếm hoi trong vô vàn những mối tình mà người đời thường ca ngợi. Đây cũng chính là một nét đẹp văn hoá truyền thống mà chúng ta được thừa hưởng và phát huy trong đời sống hôn nhân gia đình, trong việc thực hiện bình đẳng giới ngày nay vậy. Cũng tại sân Đền Giếng lịch sử này, ngày 19-9-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã gặp gỡ và căn dặn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản thủ đô. Người noi " Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Lời căn dặn cũng là lời hứa quyết tâm ấy của vị đứng đầu đất nước, dân tộc đã được thực hiện vào mùa xuân 1975 khi kẻ thù đã bị quét sạch  khỏi bờ cõi, giang san thống nhất, quy về một mối vẹn toàn.
         
Mùa Xuân về với cội nguồn, thắp nén hương thơm trước anh linh TiênTổ, mỗi người  chúng tôi như thấy mình trong sáng, thánh thiện hơn, gần gũi, gắn bó với nhau hơn. Tạm biệt vùng đất thiêng để về với công việc lao động thường ngày, song trong mỗi chúng tôi đều chung một  điều tâm niệm: Công lao, âm đức của Cha Ông để lại sẽ mãi mãi như liều thuốc quý có thể chữa lành những căn bệnh nan y, làm liền dấu những vết thương quá khứ và làm tăng lên gấp bội sức mạnh của các thế hệ con Lạc cháu Hồng trong công cuộc dựng xây và bảo vệ đất nước thân yêu và vĩ đại hôm nay./.

                                                              Đền Hùng - Đất Tổ, Xuân Quý Tỵ
                                                                                       N.C.H
Nguuyễn Công Hoan (Thư viện tỉnh Phú Thọ)
Đường Trần Phú – Tp Việt Trì - Phú Thọ
ĐT: 0912181469





Họ giáo Nỗ Lực

Làng Nỗ lực với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"

Khu dân cư (KDC) Nỗ Lực (tên thường gọi là Thôn hoặc Làng Nỗ Lực) là 1 trong 7 KDC thuộc địa bàn xã Thuỵ Vân, Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nằm trải dọc gần 2 km theo ven bờ tả ngạn sông Thao. Dải đất này đã từng phải hứng chịu hậu quả của nhiều trận lũ lụt khốc liệt trong lịch sử (1945,1969,1971,1986). Mùa lũ năm 2002-2003 vừa qua, nếu không có giải pháp đổ kè đá kịp thời của Chính Phủ thì xã Tân Đức (Ba Vì - Hà Tây) và làng Nỗ Lực đã không còn tồn tại trước sức phá hoạ ghê gớm của "thủy thần sông Hồng".
Hiện KDC có 2.976 khẩu, 636 hộ gia đình, trong đó có tới 575 hộ theo đạo Thiên Chúa, số còn lại hầu hết theo đạo Phật. Giáo xứ Nỗ Lực đã được thành lập cách đây gần 200 năm. Ngôi nhà thờ chính xứ hiện nay đã có gần 100 năm tuổi. Dưới chế độ mới, đặc biệt từ khi nước nhà thống nhất, được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp, khu vực nhà thờ đã được sửa chữa, tu bổ khá khang trang, hàng năm đón nhiều lượt khách khắp nơi hành hương về dự lễ, tham quan, đặc biệt vào dịp lễ Giáng Sinh 25/12. Ngoài nhà thờ dành cho bà con theo đạo Thiên Chúa còn có một ngôi chùa, một đền thờ Phật và các vị anh hùng có công với nước được Tỉnh xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá. Trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử, mặc dù tỷ lệ người Công giáo và Phật giáo có chênh lệch, nhưng nhân dân làng Nỗ Lực luôn giữ được mối tình đoàn kết, thân ái, cùng chung xây cuộc sống an bình. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, con em của làng đã tình nguyện ra chiến trường giết giặc cứu nước, nhiều người đã anh dũng hy sinh hoặc cống hiến một phần xương máu của mình cho nền độc lập tự do của dân tộc.
Người dân Nỗ Lực vốn sống chủ yếu bằng nghề nông. Những năm gần đây, do cơ chế đổi mới, Nỗ Lực phát triển ngành nghề khá mạnh, đặc biệt là ngành nghề xây dựng. Hiện có 13 doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, doanh thu từ 2 đến 8 tỷ đồng/năm. 100% người dân được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 30% số hộ gia đình sử dụng điện thoại cố định (không kể hàng trăm ĐTDĐ); đầu năm 2006 tiếp tục được Nhà nước đầu tư nước sạch. Mức thu nhập bình quân đạt gần 400.000 đồng/người/tháng (trên 200 USD/năm).
Mặc dù là vùng công giáo, nhưng Nỗ Lực đã có 1 Chi bộ Đảng, trong đó có tới gần 1/3 số đảng viên là người công giáo; một Chi đoàn thanh niên. Các tổ chức chính trị -xã hội, Đoàn thể quần chúng như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội Người cao tuổi hoạt động hết sức hiệu quả. Đây cũng chính là nòng cốt trong công tác chỉ đạo, tổ chức các hoạt động xã hội, hướng bà con giáo dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước với tinh thần "sống tốt đời đẹp đạo"
Phong trào vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở Khu dân cư" và "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" là những cuộc vận động mang tính toàn dân, toàn diện với những nội dung hết sức sát hợp với điều kiện thực tế của mọi vùng, mọi miền do Trung ương trực tiếp hướng dẫn, tổ chức. Chính vì vậy mà ngay từ khi được phát động, người dân Nỗ Lực nói chung và đồng bào theo đạo nói riêng đều hết sức tán thành, ủng hộ, hưởng ứng và thực hiện tốt các cuộc vận động này.
Trong đà vươn lên về kinh tế, người dân Nỗ Lực đã có một nhận thức đúng đắn rằng: sự giàu, đẹp của mỗi gia đình phải gắn liền với sự giàu đẹp của toàn thể xã hội, vì vậy mà họ đã tích cực đóng góp sức mình vào các công việc chung. Rất nhiều trường hợp các gia đình đã sẵn sàng tạm gác việc xây nhà, sắm sửa trang thiết bị riêng để dành tiền của, công sức cho các công trình phúc lợi công cộng. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, 100% kênh mương của cánh đồng làng đã được bê tông hoá, đảm bảo nước tưới tiêu cho 3 vụ lúa và hoa màu. Hệ thống các trục chính của làng đã được rải bê tông rất thuận lợi cho việc đi lại, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp. Đặc biệt trong thời gian xây dựng kè đá bảo vệ làng, hàng chục gia đình đã tự nguyện di dời nhà cửa, cây cối, hoa màu để tạo điều kiện  thuận lợi cho việc thi công công trình nhanh, đảm bảo chất lượng.
Qua công tác tuyên truyền hướng dẫn của Chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, nhận thức về tác dụng của văn hoá trong đời sống cộng đồng của bà con giáo dân được nâng cao. Những mặc cảm giữa đạo và đời dần được xoá bỏ; sự gắn kết cuả văn hoá xã hội với tôn giáo tín ngưỡng ngày càng bền chặt hơn. Trong các ngày lễ lớn của dân tộc, của tôn giáo, các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao được tổ chức sôi nổi ngay tại quảng trường nhà xứ với sự tham gia nhiệt tình của bà con giáo, lương. Đội kèn đồng, ca đoàn nhà xứ vừa làm nhiệm vụ phụng sự tại nhà thờ, vừa sẵn sàng phục vụ các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, quê hương. “Dạ hội Nô en” hàng năm cũng là dịp để các đội văn nghệ, ca đoàn các giáo họ trong xứ gặp mặt, giao lưu và phục vụ bà con giáo dân và khách hành hương, tham quan, dự lễ. Đây là một điểm mới mẻ thể hiện ý nghĩa của tinh thần "Sống tôn giáo trong lòng dân tộc". Hoạt động của Ban hành giáo, Hội Phật giáo của KDC đã được mở rộng, đa dạng, phong phú ; sự kết hợp với chính quyền, đoàn thể trong xây dựng đời sống văn hoá, tín ngưỡng ngày càng tiến triển hơn. Nhờ đó mà các tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma tuý, mại dâm, vi phạm luật hôn nhân gia đình... ở KDC hầu như không có hoặc chỉ ở mức rất thấp. Tỷ lệ người sinh con thứ 3 đã giảm hẳn. KDC Nỗ Lực cũng đã đăng ký với thành phố và tỉnh xây dựng các tiêu chuẩn của làng văn hóa từ năm 2000. Cuối năm 2004 vừa qua, chính quyền các cấp đã cho phép KDC xây dựng một Trung tâm hoạt động văn hoá. Công trình Nhà văn hoá KDC được khởi công từ ngày 20/12/2004, dự định xây 2 tầng, hiện đã đổ mái tầng 1 với diện tích sử dụng 130m2. Khi hoàn thiện, dự kiến tầng I sẽ có một phòng sơ cấp cứu y tế ban đầu và một thư viện; tầng II là Hội trường giành cho các cuộc hội họp nhân dân, các lớp tập huấn chuyên môn, lớp học tập cộng đồng. Ngoài ra sẽ xây dựng một sân thể thao với diện tích khoảng 200m2 (sân bóng chuyền, cầu lông, cờ tướng, thể dục dưỡng sinh), ước tính công trình khoảng 180 triệu đồng. Đây là một thiết chế văn hoá được bà con hết sức tán thành, ủng hộ. Ngoài kinh phí hỗ trợ của nhà nước (10 triệu đồng), số còn lại sẽ đề nghị xã giúp đỡ và vận động các nhà doanh nghiệp, cán bộ công chức và toàn thể bà con đóng góp, ủng hộ.
Nếu như 10-15 năm trước đây, người dân có đạo coi thường việc học văn hoá do sự mặc cảm tín ngưỡng thì những năm gần đây nhận thức của bà con đã thay đổi hẳn. Hiện tại 100% trẻ em trong độ tuổi đã được cắp sách tới trường; rất nhiều em đã thi đỗ và theo học các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, phục vụ trong các cơ quan Nhà nước. Trên địa bàn của KDC đã có 1 Trường tiểu học cao tầng khang trang, 02 Trường Mẫu giáo-Mầm non. Năm học 2004-2005, toàn giáo xứ (bao gồm giáo họ Nỗ Lực và 8 giáo họ bạn trong xứ) đã có 257 em đạt thành tích cao về học tập, tu dưỡng đạo đức, trong đó có: 1 sinh viên tốt nghiệp Đại học, 3 em trúng tuyển Đại học, 12 học sinh giỏi cấp tỉnh, 58 học sinh giỏi cấp huyện và 183 học sinh giỏi cấp huyện, thành phố. Để động viên kịp thời thành tích của các em, vào dịp chuẩn bị khai giảng năm học 2005-2006, Linh mục Chánh xứ Nguyễn Văn Đỉnh và Hội đồng Giáo xứ đã long trọng tổ chức lễ trao thưởng cho 257 em trước sự chứng kiến và cổ vũ của các bậc phụ huynh và hàng ngàn bà con giáo dân trong ngày lễ chủ nhật.
Công tác  vận động phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", giúp đỡ người  nghèo luôn được quán triệt sâu sắc trong toàn thể nhân dân, nó cũng rất phù hợp với giáo lý tín ngưỡng Công giáo và Phật giáo nên được cộng đồng nhiệt tình hưởng ứng. Vừa qua, với sự ủng hộ của chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, quyên góp của bà con lương giáo cộng với đóng góp riêng của gia đình, khu dân cư Nỗ Lực đã tổ chức xây dựng được một ngôi nhà tình nghĩa cho bà Vũ Thị Sen, vợ liệt sỹ Bùi Văn Đính đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước với tổng giá trị 22 triệu đồng. Trong đợt vận động ủng hộ các nạn nhân sóng thần vùng Đông Nam á, sau khi linh mục chánh xứ phát động phong trào, chỉ  trong 2 buổi lễ tại nhà thờ, bà con đã ủng hộ 1 triệu đồng để góp vào kinh phí chung của địa phương. Hàng năm vào dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ, ban lãnh đạo địa phương, ban hành giáo, phật giáo và các tổ chức đoàn thể đều tới thăm hỏi, động viên, tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng. Các cuộc vận động ủng hộ người nghèo, các cuộc gặp mặt, trao quà cho con em nghèo vượt khó học giỏi thường xuyên được tổ chức, nhất là vào các dịp lễ lớn trong năm...

Về Nỗ Lực trong những ngày này, mỗi khách thăm chắc chắn sẽ nhận ra những bước đổi thay vượt bậc của một vùng giáo trên quê hương Đất Tổ Vua Hùng./.

                                                                           Nguyễn Công Hoan
                                                               (Giám đốc Thư viện tỉnh Phú Thọ)



Lễ rước kiệu hoa kính Đức Mẹ Tháng 5

THÁNG NĂM  VỚI  LỄ HỘI RƯỚC KIỆU HOA
VÀ DÂNG HOA KÍNH ĐỨC MẸ

                                                                     Nguyễn Công Hoan

Theo lịch sử đạo Công giáo Việt Nam, vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, giáo hội Công giáo Việt Nam đã qui định nhiều nghi thức tôn kính Đức Mẹ Maria – thân mẫu của Đức Giê su - như đọc kinh cầu Đức Bà, lần hạt Mân côi, rước kiệu Đức Bà, múa hát dâng hoa...trong đó Rước kiệu hoa và Dâng hoa kính Đức Mẹ trong tháng Năm (Dương lịch) hàng năm có thể được coi như những ngày hội của cộng đoàn các giáo họ, giáo xứ Công giáo. Giáo xứ Nỗ Lực (xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì; Giáo xứ Hoàng Xá, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ…) thuộc Giáo phận Hưng Hóa cũng đã tổ chức nghi thức này từ rất lâu đời.
 Người Công giáo lấy tháng Năm làm tháng dành riêng kính Đức Mẹ với tấm lòng tôn kính đặc biệt đối với người phụ nữ đã được Thiên Chúa chọn làm Mẹ của Đấng cứu thế cách nay trên 2000 năm. Trong tháng Năm này, người ta thường tổ chức rước kiệu hoa có tượng hoặc ảnh Đức Mẹ Maria một hoặc hai lần (thường thì một lần vào giữa tháng).
Hành trình cuộc rước thường bắt đầu từ địa điểm nhà thờ xứ hoặc nhà thờ giáo họ (nếu là họ lẻ) vòng quang trục đường chính trong làng rồi trở về nơi xuất phát (nhà thờ). Tại đó, các em thiếu nhi trong đội dâng hoa sẽ tiến hành nghi thức Dâng hoa kính Đức Mẹ. Tiếp theo, vị chủ lễ (linh mục) cùng cộng đoàn tham gia rước kiệu sẽ dâng lễ tạ ơn và kết thúc cuộc rước. Tuy nhiên, tùy từng năm và từng hoàn cảnh cụ thể của mỗi Giáo xứ, Giáo họ mà hành trình cuộc rước có thể dài hay ngắn, hoặc về quy mô lớn hay nhỏ.
Với Giáo xứ Nỗ lực, để chuẩn bị cho một cuộc rước, Hội đồng Giáo xứ thường xây dựng kế hoạch từ khoảng trung tuần tháng Tư và thông báo thường xuyên trong các buổi lễ thường ngày, đặc biệt là Lễ ngày thứ bảy, chủ nhật để bà con giáo dân được biết và thực hiện sự phân công của Ban tổ chức. Kế hoạch này cũng được báo cáo chính quyền sở tại, các ban ngành chức năng để nhờ giúp đỡ, nhất là về phương diện an ninh trật tự và ánh sáng.
Về số lượng kiệu rước Đức Mẹ thường được phân chia như sau:
Kiệu chính: (kiệu đặt tượng Đức Mẹ): kiệu bát cống sơn son thếp vàng là cỗ kiệu truyền thống của Nhà Xứ đã có từ hàng trăm năm nay. Kiệu có 8 người khiêng là nam giới vận trang phục lễ hội. Kiệu, chấp kích, trống cái, chiêng, trống khẩu và trang phục của người khiêng kiệu… không khác gì mấy so với những gì chúng ta thường thấy ở các cuộc rước trong Lễ hội dân gian vùng Đất Tổ.
          Kiệu hoa: (kiệu đặt ảnh Đức Mẹ) được Hội đồng Giáo xứ phân công cho từng Giáo họ hoặc từng Khu dân cư của làng đảm nhiệm. Kiệu hoa là sự sáng tạo của các “nhà thiết kế” vì loại kiệu này không quy định một mấu mã bắt buộc nào. Có thể là hình trái tim, hình ngôi sao năm cánh, quả cầu, tháp nhà thờ, hình tượng con thuyền của ông Noe thời Cựu ước… Bộ khung kiệu thường làm bằng chất liệu tre, nứa, gỗ, ống nhựa, dây thép nhỏ…vừa tạo sự vững chắc nhưng cũng rất uyển chuyển, nhẹ nhàng, thanh thoát. Kiệu hoa được kết bằng những dây xâu chuỗi các bông hoa tươi đẹp như: hoa đại, hoa cúc, hoa lan… Hoa được kết thành những hình rất lạ mắt. Kiệu hoa còn được trang trí thêm bởi hoa giấy các màu và dây tráng kim óng ánh. Khoảng mươi năm trở lại đây, người ta đã sử dụng nhiều loại bóng đèn màu để tôn thêm vẻ đẹp cho kiệu. Mỗi kiệu thường dùng một máy phát điện từ 3 đến 5 kw phục vụ nên ánh sáng rất lung linh , huyền diệu. Mỗi đơn vị được phân công đều thi đua nhau làm kiệu thật đẹp. Kiệu nào đẹp hơn thì người ở đó cũng cảm thấy tự hào. Người khiêng kiệu hoa thường là các thiếu nữ trong những bộ áo dài truyền thống muôn màu sắc, vừa đi vừa hát Thánh ca.
          Đoàn rước kiệu hoa đi đầu là người cầm cây Thánh giá có lọng che, tiếp theo là 12 ông tư viên mặc áo thụng tím quần trắng, đầu đội mũ tế, tay cầm nến trụ, người ta thường gọi là Thánh giá nến trụ. Rồi đến  phường trống, trắc của các em thiếu nhi, các hội đoàn, đội kèn đồng, phường bát âm đi thành hai hàng. Sau nữa là ca đoàn vừa đi vừa hát vang các bài hát ngợi ca Đức Mẹ Maria. Rồi đến các kiệu hoa của các Giáo họ hoặc khu dân cư. Người của đơn vị nào thì đi theo kiệu của đơn vị đó. Đi cuối cùng là kiệu chính rước tượng Đức Mẹ. Ngay sau kiệu chính  là vị linh mục và hai chú nhỏ mặc áo lễ màu trắng, tay cầm bình hương, một số người giúp việc và bà con giáo dân.
          Khi màn đêm buông xuống ( khoảng 7 giờ tối ) thì cuộc rước được bắt đầu.  Trong Thánh đường trống chuông nổi lên ba hồi chín tiếng. Kiệu hoa được nâng lên vai, đoàn rước lần lượt đi qua các trục đường chính quanh làng xóm rồi tiến về khu Thánh đường. Tiếng trống, kèn, sáo, nhị cùng tiếng hát của ca đoàn vang lên. Đoàn rước đi tới đâu rôm rả tới đó. Người người cầm cờ, nến và đèn ông sao, đèn điện màu giơ lên đầu mình sáng rực cả một vùng. Đoàn rước ngày một đông hơn bởi đi tới đâu  lại có người gia nhập tới đó. Cho dù cuộc rước có tới hàng ngàn người tham gia, trong đó có rất nhiều thiếu nhi đang ở tuổi hiếu động, nghịch ngợm nhưng rất trật tự và cung kính. Khi về tới khu vực Thánh đường, đoàn rước đi vòng quanh nhà thờ một lượt sau đó tập trung kiệu hoa trước Lễ đài, kiệu chính được đặt ở giữa. Những buổi lễ này thường được tổ chức ngoài trời vì giáo dân đông lại vào tháng nóng nực cần gió mát. Đức chủ tế làm phép kiệu theo nghi thức quy định.
Tiếp đó các em thiếu nhi (còn gọi là con hoa) trong trang phục áo dài truyền thống, váy trắng hoặc áo tứ thân màu sắc rực rỡ, đầu đội mũ kiểu "triều thiên" có cắm nhiều bông hoa đẹp, đỉnh mũ có hình Thánh giá (trước năm 1945, ở một số vùng, các em con hoa đầu đội mũ chóp) thực hiện nghi thức Dâng hoa kính Đức Mẹ. Số lượng con hoa nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào "đạo diễn" nhưng thường là 40 đến 50 em. Đó là các em gái lứa tuổi từ 10 đến 12, 13, có thân hình bụ bẫm, mềm dẻo, gương mặt xinh tươi. Cứ 4 em được xếp vào một hoa, có tất cả 5 hoa đứng theo đội hình lần lượt: hoa đỏ, hoa trắng, hoa vàng, hoa tím, hoa xanh. Và 7 hoa mỗi hoa cũng gồm 4 em đó là các hoa: hoa quì, hoa sen, hoa lê, hoa cúc, hoa mai, hoa đơn, hoa lan. Hoa được xếp trên  mâm bồng bằng gỗ sơn son thếp vàng, em nào dâng hoa nào thì cầm mâm bồng hoa màu đó, loại đó. Có khi đạo diễn còn bố trí 12 em đóng vai thiên thần khoác đôi cánh giấy hình cánh chim bồ câu, mặc váy trắng, tay cầm nến đứng đầu các hoa. Ngoài mâm bồng hoa, có khi "đạo diễn" thêm một vài đạo cụ như nến hoặc quạt giấy màu hoặc hoa bó thay cho mâm bồng hoa.
Người cầm chịch trong nghi lễ dâng hoa (cũng là người huấn luyện các em) sử dụng một trống khẩu để điều khiển. Tất cả các điệu múa, hát lúc dâng hoa đều theo nhịp trống khẩu. Các điệu múa này thường nhẹ nhàng, uyển chuyển, khiêm cung. Tay bưng mâm hoa, các em lượn theo hình số 8, hình ngôi sao, trái tim, chữ A, chữ M...kết hợp với các động tác như bái quỳ, khấu đầu, dâng hoa trước tượng Đức Mẹ... miệng hát những bài "vãn hoa"."Vãn hoa" là nhứng lời  hát theo một số giai điệu truyền thống của mỗi vùng công giáo (tựa như làn điệu dân ca địa phương - tiếc rằng hiện nay ít người nghiên cứu hoặc ghi âm loại "vãn" này). Lời các bài "vãn" thường ngợi ca, xin ơn Đức Chúa Trời, Đức Mẹ ban cho quê hương, giáo phận, dân làng, con cháu được bình an, hoà thuận, no ấm. Gần đây, một số làn điệu dân ca Bắc Ninh cũng được các "đạo diễn" phổ lời trong các buổi dâng hoa nên giai điệu các bài "vãn" cũng thêm phần phong phú.
          Thông thường cấu trúc một buổi dâng hoa gồm 3 phần.
          Phần I: Giáo đầu.Thăng đường và bái vịnh
          Thăng đường: Hội con hoa rước tượng Đức Mẹ vào nhà thờ (hoặc lễ đài - nếu cử hành thánh lễ ngoài trời), đặt tượng lên toà và cất tiếng hát.
          Bái vịnh: Bái quì - ngũ bái thờ lạy Ba ngôi Thiên Chúa, tôn kính Đức Mẹ, Thiên thần và các Thánh.
         

          Phần II: Dâng hoa, ca ngợi công ơn  Đức Mẹ.
          Gồm: Tiến hoa ngũ sắc: Từng đôi con hoa đỏ, trắng, vàng, tím, xanh.
          Dâng hoa (Dâng theo hình thức cổ điển hoặc hình thức mới, có cải biên cho phù hợp): Mượn điển tích và hương thơm của 7 loài hoa quí ( quì, sen, lê, cúc, mai, mẫu đơn, lan) để ca ngợi nhân đức cao cả của Đức Mẹ.
          Phần III: Cảm tạ - Tạ ơn Chúa. Giãi bày lòng con thảo với mẹ hiền
          Dâng hoa của các xứ, họ Công giáo không chỉ trong ngày Lễ rước kiệu hoa mà còn được tổ chức vào các tối thứ 7, chủ nhật trong tháng Năm này.
          Sau nghi thức Dâng hoa, vị linh mục chủ tế mới tiến hành dâng Thánh lễ trọng thể. Thông thường cuộc rước và Thánh lễ kết thúc trước 10 giờ đêm vừa để đảm bảo sức khỏe mọi người vừa đảm bảo công tác an ninh làng xóm.
         
          Mặc dù đạo Thiên Chúa được truyền bá từ phương Tây vào nước ta, song trong một số sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng này lại chuyển tải hoặc vay mượn nhiều yếu tố văn hoá của làng Việt. Trong quá trình nghiên cứu làng Công giáo, PGS-TS Nguyễn Hồng Dương (hiện là Viện trưởng Viện tôn giáo) đã gọi một số ngày lễ lớn của làng Công giáo là lễ hội với tính chất, quy mô tổ chức và diễn ra theo những thời gian định kỳ trong năm, ví dụ như lễ Quan thầy giáo họ, giáo xứ; lễ chầu lượt; lễ Santi (lễ rước Thánh Thể); lễ Giáng sinh; lễ Phục sinh, lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời... Bởi vì ngoài phần lễ còn có phần hội như rước kiệu hoa, kiệu bát cống, múa trống cà rùng, múa hát dâng hoa và diễn kịch theo các điển tích của đạo Công giáo. Những dịp như vậy không chỉ bà con theo đạo mà các giáo họ, giáo xứ còn đón tiếp nhiều đại biểu các cấp, các ngành và nhân dân các nơi, các tôn giáo bạn tới chung vui, tham quan, chia sẻ, thắt chặt thêm mối tình đoàn kết cộng đồng rất đáng được hoan nghênh./.

                                                                                                       N.C.H